Có lẻ bạn thường nghe nhắc đến khá nhiều cái tên xung quan máy phát điện như máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha, máy phát điện dân dụng, máy phát điện công nghiệp, hay máy phát điện chạy xăng, máy phát điện chạy dầu…. Vậy làm thế nào để hiểu rỏ được những cái tên đó có ý nghĩa gì và phân loại máy phát điện dựa vào đâu? Hãy cùng Nam Việt tìm hiểu qua bài viết này nhé..! Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy phát điện khác nhau từ kiểu dáng, mẫu mã, công suất, giá tiền, thương hiệu… Nhưng chung quy máy phát điện được phân loại dựa trên một số điểm sau.
1. Phân loại theo nhiên liệu sử dụng
Nếu xét về nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện, chúng ta có thể phân làm 3 loại:
+ Máy chạy bằng dầu Diesel
+ Máy chạy bằng xăng
+ Máy phát điện chạy bằng Biogas
Trong đó, phổ biến nhất vẫn là loại máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu Diesel. Đối với những máy sử dụng nhiên liệu xăng chủ yếu là những máy có công suất nhỏ, máy giành cho gia đình với mức công suất từ 1KVA đến 6KVA. Đối với máy sử dụng nhiên liệu dầu là những máy phát điện công nghiệp với mức công suất lớn, hoạt động trong thời gian dài nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định về công suất cung cấp cho các thiết bị, máy móc hoạt động.
2. Phân loại theo động cơ
Phân loại theo động cơ bạn có thể dựa trên một số yếu tố như tốc độ vòng quay của máy như 3000 vòng/phút hoặc 1500 vòng/phút. Hoặc chũng ta có thể dựa vào cách sắp xếp động cơ như động cơ nằm ngang, nằm dọc hoặc dạng inline. Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào hệ thống làm mát của động cơ để có thể phân loại như chế độ làm mát bằng sức gió hoặc làm mát bằng hơi nước.
3. Cách phân loại máy phát điện theo tổ máy
Bạn có thể dựa vào các tổ máy như Tổ máy diesel tự khởi động, tổ máy diesel thông thường, tổ máy diesel tự động vi điều khiển. Tùy vào từng tổ máy mà được người dùng có thể phân biệt được.
4. Phân loại máy phát điện theo quy mô và mục đích sử dụng
Ngoài những cách phân loại ở trên bạn cũng có thể căn cứ vào mục đích và quy mô sử dụng của máy để có thể phân loại như
+ Máy phát điện công nghiệp: Có công suất lớn, thời gian hoạt động lâu, đảm bảo sự ổn định để cung cấp đủ lượng điện năng cần thiết cho các máy móc công nghiệp hoạt động.
+ Máy phát điện gia đình: Máy có công suất nhỏ, phù hợp với các gia đình vì mục đích sử dụng chỉ khi mất điện trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó các thiết bị máy móc sử dụng công suất điện cũng không quá lớn.
+ Máy phát điện dạng xách tay: Đây là dòng máy có kích thước nhỏ gọn có thể di chuyển dễ dàng từ địa điểm ngày sang địa điểm khác.
Đó là một số cách phân loại máy phát điện tiêu biểu nhất. Hi vọng, qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những cái tên thường nghe đối với máy phát điện. Liên hệ ngay với Tân Thành Tài để được tư vấn và báo giá về máy phát điện ngay hôm nay nhé.
Hotline: 0918.026.532 - 0947.789.234
- Đầu Phát Điện Có Chổi Than STC-20 – Giải Pháp Hiệu Quả Cho Hệ Thống Phát Điện Công Nghiệp (18.04.2025)
- Làm thế nào để chọn đầu phát điện ST-15 chính hãng, tránh hàng giả? (18.04.2025)
- Hướng Dẫn Lắp Đặt Và Vận Hành Đầu Phát Điện ST-12 An Toàn, Hiệu Quả (17.04.2025)
- Top lỗi thường gặp ở đầu phát điện ST-10 và cách khắc phục (16.04.2025)
- CẤU TẠO ĐẦU PHÁT ĐIỆN (CHI TIẾT VÀ CHỨC NĂNG TỪNG BỘ PHẬN) (15.04.2025)
- Cách vận hành máy phát điện diesel đơn giản và an toàn nhất (15.04.2025)
- Cảnh Báo Máy Phát Điện Giá Rẻ – Coi Chừng Tiền Mất Tật Mang (14.04.2025)
- Cách Bảo Quản Máy Phát Điện Vào Mùa Nắng Nóng Hiệu Quả Nhất (12.04.2025)
- Mùa Hè – Có Nên Đầu Tư Máy Phát Điện Ngay Lúc Này? (09.04.2025)
- Tại Sao Máy Phát Điện Phát Ra Tiếng Ồn Lớn Và Rung Mạnh? Cách Khắc Phục (08.04.2025)
- Tại Sao Máy Phát Điện Phát Khói Hoặc Có Mùi Lạ? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục (05.04.2025)
- NGUYÊN NHÂN - BIỂU HIỆN & CÁCH KHẮC PHỤC KHI MÁY PHÁT ĐIỆN BỊ LỖI LỌC GIÓ (02.04.2025)