Mua máy phát điện xoay chiều 3 pha hay 1 pha? Trường hợp nào thì dùng máy phát điện 1 pha? Trường hợp nào thì dùng máy phát điện 3 pha? Cùng tham khảo các thông tin hữu ích dưới đây giúp bạn phân biệt máy phát điện 3 pha và 1 pha nhé.
1. Máy phát điện 1 pha
Cấu tạo
Cấu tạo máy phát điện 1 pha gồm các phần: rotor, cọc bắt dây, giắc cắm dây,… Hiện nay, một số dòng máy phát điện 1 pha không còn phần cổ góp và chổi than. Tuy nhiên, dòng máy phát điện này vẫn gồm 2 bộ phận chính:
- Phần cảm: gồm các cặp cực là các nam châm xen kẽ với nhau tạo ra từ trường.
- Phần ứng: gồm các khung dây/cuộn dây giống nhau và được cố định trên một vòng tròn tạo suất điện động cảm ứng.
Tùy theo công suất của máy mà có thể có phần quay và phần đứng yên khác nhau. Phần đứng yên được gọi là stato, phần chuyển động gọi là roto.
Nguyên lý hoạt động
Máy phát điện xoay chiều 1 pha hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Tức là, khi roto quay sẽ tạo ra một suất điện động biến thiên. Suất điện động này khi được đưa ra ngoài sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều.
Động cơ máy phát điện 1 pha có khả năng tự đồng bộ tốt. Chúng có khả năng tự điều chỉnh tốc độ, độ rộng, điện áp, cường độ dòng điện. Bộ điều chỉnh điện áp có cấu trúc mạch điều khiển và mạch lực đơn giản hơn những chất lượng đạt được lại cao.
2. Máy phát điện xoay chiều 3 pha
Cấu tạo
Máy phát điện 3 pha và 1 pha đều có 2 bộ phận chính là stato và roto. Tuy nhiên, cấu tạo của hai chi tiết này sẽ khác nhau.
- Phần cảm (roto): là 1 nam châm điện quay xung quanh trục stato tạo ra từ trường biến thiên.
- Phần ứng (stato): gồm 3 cuộn dây giống nhau và lệch nhau 120 độ. Các cuộn dây này giống hệt nhau về số vòng và kích thước.
Ngoài ra máy phát điện xoay chiều 3 pha còn được trang bị một số bộ phận khác:
+ Vỏ máy phát
+ Bạc lót
+ Giá đỡ
+ Bộ chỉnh lưu
+ Bộ điều chỉnh điện
+ Vòng tiếp điện
Nguyên lý hoạt động
Máy phát điện 3 pha hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ. Nam châm điện quay với tốc độ cao sẽ sinh ra từ trường và tạo ra dòng điện. Dòng điện này sẽ sinh ra 3 suất điện động trong 3 cuộn dây. Điện áp sinh ra ở 2 đầu cuộn dây chính là dòng điện xoay chiều.
Thay vì dòng điện sinh ra chỉ ở 1 cuộn dây như máy phát điện 1 pha thì ở máy 3 pha, dòng điện sinh ra ở cả 2 cuộn dây.
3. So sánh máy phát điện 3 pha và 1 pha
Điểm giống nhau
-
Đều có stato và roto gồm các cuộn dây và các thanh nam châm.
-
Đều có phần ứng (quay) và phần cảm (cố định).
-
Đều dẫn điện ra ngoài mạch bằng bộ góp điện.
-
Hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ.
-
Trong đó có các cuộn dây và các thanh nam châm.
-
Đều có phần ứng quay, phần cảm cố định.
-
Đều có bộ góp điện để dẫn điện ra mạch ngoài.
-
Đều hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ để tạo ra dòng điện.
Điểm khác nhau
|
Máy phát điện 1 pha |
Máy phát điện 3 pha |
Roto và stato |
Phần nào là roto hay stato còn phụ thuộc vào công suất máy phát điện |
Roto là bộ phận chuyển động, stato đứng yên |
Số cuộn dây |
Không cố định, thường là 5 |
3 |
Dải công suất |
Thấp, (1 KVA – 50 KVA) |
Cao, lên tới vài nghìn KVA |
Đối tượng sử dụng |
Thiết bị điện 1 pha |
Thiết bị điện 3 pha và 1 pha ( cần phải chia pha ) |
Địa điểm sử dụng |
Các gia đình, văn phòng công ty quy mô nhỏ |
Khu công nghiệp, xí nghiệp, bệnh viện,.. |
Cách mắc mạch |
Cuộn dây và nam châm chỉ có thể. |
Đa dạng: Mắc mạch 3 pha hình tam giác, hình sao. |
Số lượng cuộn dây và nam châm |
Bằng nhau |
Đa dạng: 3 cuộn dây – 2 nam châm hoặc 6 cuộn dây – 8 nam châm,.. |
Hiệu điện thế ( ở Việt Nam ) |
220 V |
380V/3F |
4. Sử dụng máy phát điện 1 pha hay 3 pha
Khi nào sử dụng máy phát điện 1 pha?
Bạn chỉ nên sử dụng dòng điện 1 pha khi các thiết bị điện trong gia đình sử dụng dòng điện 1 pha. Trường hợp thứ hai đó chính là nhu cầu sử dụng điện năng không quá cao và không thường xuyên.
Khi nào sử dụng máy phát điện 3 pha?
Nếu trường hợp trên các thiết bị điện trong gia đình sử dụng nguồn 1 pha thì trường hợp này sử dụng nguồn 3 pha. Hoặc nhu cầu sử dụng điện năng cao và thường xuyên. Chính vì thế, máy phát điện 3 pha thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp.
Lựa chọn máy phát điện chính hãng tại Tân Thành Tài
Trên đây là những so sánh giữa máy phát điện 3 pha và 1 pha. Hy vọng những thông tin trên giúp quý vị tự tin hơn trong việc mua máy phát điện. Liên hệ ngay với Tân Thành Tài để được tư vấn và báo giá về máy phát điện chính hãng ngay hôm nay nhé.
Hotline: 0918.026.532 - 0947.789.234
- Tại Sao Máy Phát Điện Phát Ra Tiếng Ồn Lớn Và Rung Mạnh? Cách Khắc Phục (08.04.2025)
- Tại Sao Máy Phát Điện Phát Khói Hoặc Có Mùi Lạ? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục (05.04.2025)
- NGUYÊN NHÂN - BIỂU HIỆN & CÁCH KHẮC PHỤC KHI MÁY PHÁT ĐIỆN BỊ LỖI LỌC GIÓ (02.04.2025)
- Hướng Dẫn Thay Dầu Máy Phát Điện Đúng Cách (01.04.2025)
- Những Vấn Đề Thường Gặp Ở Đầu Phát Điện Và Cách Khắc Phục (27.03.2025)
- Máy phát điện giá rẻ có thực sự đáng mua? (21.03.2025)
- Máy Phát Điện Ra Khói Đen, Xanh, Trắng – Nguyên Nhân & Cách Khắc Phục (21.03.2025)
- Nên Chọn Đầu Phát Điện Có Chổi Than Hay Không Chổi Than? (20.03.2025)
- Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư vào máy phát điện dự phòng? (19.03.2025)
- KHI NÀO NÊN LỰA CHỌN MÁY PHÁT ĐIỆN & ĐẦU PHÁT ĐIỆN? (18.03.2025)
- Tìm hiểu máy phát điện Diesel (15.03.2025)
- Máy Phát Điện Hãng Nào Tốt Nhất? Top 5 Thương Hiệu Đáng Mua 2024. (14.03.2025)