Máy phát điện là một trong những trang thiết bị hữu hiệu giúp bạn có thể đảm bảo hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày khi bị mất điện. Tuy nhiên, để sử dụng máy phát điện được hiệu quả thì ngoài việc lựa chọn, mua máy phù hợp, chất lượng thì việc bảo dưỡng máy cũng là vấn đề cần được quan tâm hơn để sử dụng máy được tốt nhất. Đặc biệt, đối với những loại máy phát điện công nghiệp với công suất lớn thì việc bảo dưỡng đúng cách, hiệu quả là điều cần thiết. Vậy bảo dưỡng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.!
Tại sao bạn cần bảo dưỡng máy phát điện?
+ Để đảm bảo máy vận hành được tốt nhất, hết hiệu suất cũng như đảm bảo tuổi thọ cho máy.
+ Phát hiện các lỗi hỏng của động cơ và xử lý kịp thời.
+ Giúp động cơ máy hoạt động được tốt hơn và đạt hiệu quả cao.
Quy trình bảo dưỡng máy phát điện:
Theo các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra, bảo dưỡng máy phát điện theo các khoảng thời gian sau:
Trước khi khởi động máy lần đầu.
Trước khi sử dụng máy phát điện vào lần đầu tiên bạn cần kiểm tra máy một cách toàn diện để đảm bảo an toàn đồng thời đây cũng là thao tác giúp bạn “bảo vệ” máy. Bạn cần kiểm tra các vấn đề sau:
+ Kiểm tra mức dầu động cơ
+ Kiểm tra mức nước làm mát, dầu làm mát
+ Đảm bảo môi trường thông thoáng
+ Tản nhiệt, kiểm tra thông gió ngoài
+ Kiểm tra cài đặt đai truyền động động cơ.
+ Kiểm tra điều kiện cấp nhiên liệu
Đây là quy trình cơ bản nhất mà bạn cần phải kiểm tra không chỉ lần đầu đối với máy mà còn hàng ngày nếu sử dụng máy thường xuyên.
50 giờ
+ Thay Lọc nhiên liệu, lọc nhớt và lọc gió.
+ Ắc quy, kiểm tra mức chất điện phân.
+ Thay thế dầu động cơ và lọc dầu, thay thế lọc nhiên liệu trong 50 giờ hay nhiều nhất 06 tháng.
+ Thay thế có thể thay đổi được tuỳ thuộc vào chất lượng dầu và lượng lưu huỳnh nhiên liệu.
100 – 200 giờ
+ Kiểm tra làm sạch van
+ Kiểm tra vòi phun
400 giờ
+ Thay bơm phun và bơm cao áp.
+ Kiểm tra và tùy chỉnh đai truyền động
+ Kiểm tra và làm sạch bộ tản nhiệt
800 giờ:
+ Tháo vệ sinh bình nhiên liệu (cái gom cặn)
+ Kiểm tra rò rỉ tua bin tăng áp
+ Kiểm tra rò rỉ dòng khí
+ Kiểm tra ống nhiên liệu
·2000 giờ:
+ Thay thế hóa chất cho bình nước làm mát
+ Kiểm tra bình nước, bộ tản nhiệt .
2400 giờ:
+ Kiểm tra và làm sạch tổng thể máy nạp
+ Kiểm tra tổng thể động cơ và thiết bị
Ngoài việc vệ sinh, bảo dưỡng những vấn đề trên, bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng đầu phát của máy để đảm bảo máy vẫn hoạt động tốt.
Quý khách có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hổ trợ sữa chữa, bảo dưỡng với mức giá tốt nhất. Liên hệ ngay với Tân Thành Tài để được tư vấn và báo giá về máy phát điện ngay hôm nay nhé.
Hotline: 0918.026.532 - 0947.789.234
- Đầu Phát Điện Có Chổi Than STC-20 – Giải Pháp Hiệu Quả Cho Hệ Thống Phát Điện Công Nghiệp (18.04.2025)
- Làm thế nào để chọn đầu phát điện ST-15 chính hãng, tránh hàng giả? (18.04.2025)
- Hướng Dẫn Lắp Đặt Và Vận Hành Đầu Phát Điện ST-12 An Toàn, Hiệu Quả (17.04.2025)
- Top lỗi thường gặp ở đầu phát điện ST-10 và cách khắc phục (16.04.2025)
- CẤU TẠO ĐẦU PHÁT ĐIỆN (CHI TIẾT VÀ CHỨC NĂNG TỪNG BỘ PHẬN) (15.04.2025)
- Cách vận hành máy phát điện diesel đơn giản và an toàn nhất (15.04.2025)
- Cảnh Báo Máy Phát Điện Giá Rẻ – Coi Chừng Tiền Mất Tật Mang (14.04.2025)
- Cách Bảo Quản Máy Phát Điện Vào Mùa Nắng Nóng Hiệu Quả Nhất (12.04.2025)
- Mùa Hè – Có Nên Đầu Tư Máy Phát Điện Ngay Lúc Này? (09.04.2025)
- Tại Sao Máy Phát Điện Phát Ra Tiếng Ồn Lớn Và Rung Mạnh? Cách Khắc Phục (08.04.2025)
- Tại Sao Máy Phát Điện Phát Khói Hoặc Có Mùi Lạ? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục (05.04.2025)
- NGUYÊN NHÂN - BIỂU HIỆN & CÁCH KHẮC PHỤC KHI MÁY PHÁT ĐIỆN BỊ LỖI LỌC GIÓ (02.04.2025)