Ứng dụng của cảm biến? Cảm biến được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Đối với lọai cảm biến khác nhau sẽ có những cách sử dụng khác nhau dựa trên phân loại và tác dụng của chúng. Vậy dựa trên tính chất của mỗi loại cảm biến người ta ứng dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng của cảm biến để có thể hiểu hơn về công dụng và ứng dụng của nó trong cuộc sống cũng như trong công nghiệp!
Các loại cảm biến và ứng dụng
Cảm biến được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên tính chất và công dụng khác nhau. Mỗi loại cảm biến sử dụng ở một lĩnh vực và áp dụng khác nhau nên việc áp dụng cảm biến cũng khác nhau. Vì vậy dựa vào đặc tính của mỗi loại cảm biến để ứng dụng một cách tốt nhất và hữu ích nhất.
Ứng dụng của cảm biến được phân loại ra nhiều loại dựa trên tác dụng và tính chất của từng loại cảm biến như: cảm biến nhiệt độ, cảm biến hồng ngoại, cảm biến quang, cảm biến tiệm cận, cảm biến tốc độ hay gia tốc,…
Ứng dụng của một số loại cảm biến
Ứng dụng của cảm biến hồng ngoại
Cảm biến hồng ngoại được ứng dụng trong các ngành công nghiệp và trong đời sống hằng ngày, là một loại cảm biến ứng dụng mang lại hiệu quả cao. Gồm một số những ứng dụng tiêu biểu đó là:
Cảm biến hồng ngoại và việc chống trộm
Có thể nói đây là một ứng dụng vô cùng hiệu quả của cảm biến hồng ngoại. Chúng góp phần tích cực vào việc ngăn kẻ gian đột nhập vào nhà.
Những cảm biến này nên được gắn tại các vị trí quan trọng như: cửa sổ, cửa ra vào,… Với tầm hoạt động 3 – 5m và vùng quét 360o thì khi có kẻ trộm xâm nhập, ngay lập tức thiết bị sẽ nhận được tín hiệu nhiệt và chuyển động của con người và phát ra những cảnh báo để chủ nhà biết. Thậm chí khi cần thiết ta có thể kích hoạt các tính năng khác, bất cứ ai tiếp cận ngôi nhà đều sẽ bị phát hiện nhanh chóng.
Cảm biến hồng ngoại và đo nhiệt độ
Ngoài những khả năng nhận biết chuyên biệt, những cảm biến hồng ngoại này có khả năng đo và nhận tín hiệu nhiệt độ của môi trường xung quanh.
Việc bật tắt đèn trở nên đơn giản
Với những cảm biến này thì việc bật tắt đèn không hề tốn chút sức lực hay sự di chuyển nào. Chúng có thể được thiết kế như công tắc cảm ứng. Khi có sự xuất hiện của con người di chuyển vào vùng nhận dạng của thiết bị thì hệ thống đèn sẽ được tự động kích hoạt và hoạt động.
Thông minh hơn thế, những thiết bị này còn có thể tự động hẹn giờ và cảm biến được ánh sáng của môi trường để điều khiển hệ thống đèn cho hợp lí.
Có lẽ đây chính là một ứng dụng tiện ích và phù hợp cho những hệ thống smarthome hiện nay.
Cảm biến hồng ngoài trong sản xuất
Với các hệ thống sản xuất hay bán hàng thì cảm biến này cũng chứng tỏ những vai trò quan trọng của mình, chúng giúp cho việc bán hàng, quản lí hàng hóa trong kho, hạn chế sai sót của nhân viên trở nên dễ dàng. Bộ phận giao nhận hàng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và hạn chế thất thoát hàng hóa.
Sử dụng trong quân sự, quốc phòng
Kỹ thuật hồng ngoại rất quan trọng với ngành quốc phòng. Những tên lửa không đối không cự ly gần mà máy bay chiến đấu sử dụng đều có dùng tia hồng ngoại dẫn đường. Như vậy cảm biến hồng ngoại sẽ là rất hữu ích và được sử dụng phổ biến.
Không dừng lại ở đó, cảm biến hồng ngoại ngày càng được sử dụng rộng hơn trong các ứng dụng gắn liền với cuộc sống con người như: dùng cho đồ dùng nhà bếp, áp dụng trong truyền thông, phụ kiện vi tính, nhận diện tiền,…
Ứng dụng của cảm biến nhiệt
Đo nhiệt độ nước
Đối với khu vực bể chứa cần giám sát nhiệt hoặc các dây chuyền gia công sản xuất, các thiết bị sắt thép đều được gắn các loại bộ cảm biến nhiệt độ. Đo nhiệt độ trên đường ống nước nóng trực tiếp bằng cảm biến.
Giám sát nhiệt độ lò hơi
Lò hơi là một thiết bị có giá trị rất cao và đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền cấp hơi phục vụ cho sản xuất. Do vậy việc kiểm soát nhiệt độ – áp suất tại các lò hơi rất quan trọng. Nếu giám sát không tốt có thể gây ra nổ lò hơi hoặc làm hỏng lò.
Kiểm soát nhiệt độ lò sấy, lò đốt
Dây cảm biến nhiệt độ rất quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ giúp các lò sấy nhiên liệu nên được ứng dụng nhiều trong công tác kiểm soát nhiệt độ lò sấy và các loại lò đốt.
Duy trì nhiệt độ lò ấp trứng
Tại các lò ấp trứng thường xuyên sử dụng các loại dây dò nhiệt nhằm tiết kiệm chi phí. Vì các khu vực này không cân nhiệt độ cao nhưng yêu cầu nhiệt độ phải chuẩn.
Đo nhiệt độ muối – axit – hóa chất
Đây là một trong những môi trường cần giám sát nhiệt rất khắc nghiệt. Vì bản thân các dòng lưu chất này đều có độ bào mòn thiết bị theo thời gian rất cao.
Ứng dụng của cảm biến tiệm cận
Tính lon bia được sản xuất trong ngày
Tín hiệu từ sensor sẽ được xuất ra khi phát hiện lon bia được đưa về bộ đếm counter, bộ đếm counter hiển thị chính xác số lon bia được sản xuất trong từng ca làm việc của công nhân.
Giám sát hoạt động của khuôn dập
Cảm biến tiệm cận có nhiệm vụ là phát hiện và đếm số lần khuôn dập được dập trong 1 ngày chính xác là bao nhiêu.
Phát hiện các lon nhôm trong dây chuyền
Loại những lon không phải lon nhôm như lon thép ra khỏi dây chuyền sản xuất. Và chúng được sử dụng trong một số ứng dụng cần đến sự phân loại giữa nhôm và nhiều kim loại khác, cảm biến sẽ phát hiện nhôm hoặc đồng đó là sự lựa chọn tinh tế.
Phát hiện nắp bằng kim loại trong môi trường nước
Phát hiện những chai có nắp kim loại, trong môi trường ẩm ướt và có nhiều hơi nước. Chính vì thế trong một vài ứng dụng sẽ đòi hỏi sensor phải chịu độ ẩm cao hoặc là tiếp xúc trực tiếp với nước.
Kiểm tra xem gãy mũi khoan
Cảm biến tiệm cận có nhiệm vụ là xuất tín hiệu và báo khi máy khoan bị gãy mũi. Nếu trong trường hợp này thì do mũi khoan khá là nhỏ nên việc sử dụng cảm biến có bộ khuếch đại rời sẽ là thích hợp nhất.
Phát hiện vật có kích thước nhỏ và vật kim loại rơi
Khi vật kim loại rơi vào trong lòng của cảm biến thì cảm biến sẽ phát hiện chúng và xuất tín hiệu mong muốn. Cảm biến tiệm cận được sử dụng trong các ứng dụng chỉ cần phát hiện có hoặc không có vật kim loại mà không cần thiết phải phân biệt vật đó là kim loại nào.
Phát hiện mực chất lỏng ở trong những bồn có bọt
Phát hiện mực nước ở trong bồn có bọt mà không bị ảnh hưởng bởi bọt thì người t thường sử dụng cảm biến điện dung, sử dụng cảm biến này với nút điều chỉnh của độ nhạy giúp tránh được ảnh hưởng của bọt khí.
Phát hiện sữa hoặc là nước trái cây ở bên trong hộp
Người ta thường sử dụng cảm biến tiệm cận điện dung để phát hiện lượng sữa hoặc là nước trái cây đựng bên trong hộp giấy, đây là loại cảm biến có công suất lớn để có thể giúp phát hiện được lượng chất lỏng có bên trong hộp giấy.
Phát hiện kiếng trên băng chuyền sản xuất
Vì cảm biến kiểu điện dung có thể giúp chúng ta phát hiện được tất cả các vật nên nó được sử dụng rất tốt trong những ứng dụng tương tự như thế này.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Các loại cảm biến và ứng dụng của cảm biến. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn tự tin hơn trong việc mua và sử dụng máy phát điện. Liên hệ ngay với Tân Thành Tài để được tư vấn và báo giá về máy phát điện ngay hôm nay nhé.
Hotline: 0918.026.532 - 0947.789.234
- Đầu Phát Điện Có Chổi Than STC-20 – Giải Pháp Hiệu Quả Cho Hệ Thống Phát Điện Công Nghiệp (18.04.2025)
- Làm thế nào để chọn đầu phát điện ST-15 chính hãng, tránh hàng giả? (18.04.2025)
- Hướng Dẫn Lắp Đặt Và Vận Hành Đầu Phát Điện ST-12 An Toàn, Hiệu Quả (17.04.2025)
- Top lỗi thường gặp ở đầu phát điện ST-10 và cách khắc phục (16.04.2025)
- CẤU TẠO ĐẦU PHÁT ĐIỆN (CHI TIẾT VÀ CHỨC NĂNG TỪNG BỘ PHẬN) (15.04.2025)
- Cách vận hành máy phát điện diesel đơn giản và an toàn nhất (15.04.2025)
- Cảnh Báo Máy Phát Điện Giá Rẻ – Coi Chừng Tiền Mất Tật Mang (14.04.2025)
- Cách Bảo Quản Máy Phát Điện Vào Mùa Nắng Nóng Hiệu Quả Nhất (12.04.2025)
- Mùa Hè – Có Nên Đầu Tư Máy Phát Điện Ngay Lúc Này? (09.04.2025)
- Tại Sao Máy Phát Điện Phát Ra Tiếng Ồn Lớn Và Rung Mạnh? Cách Khắc Phục (08.04.2025)
- Tại Sao Máy Phát Điện Phát Khói Hoặc Có Mùi Lạ? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục (05.04.2025)
- NGUYÊN NHÂN - BIỂU HIỆN & CÁCH KHẮC PHỤC KHI MÁY PHÁT ĐIỆN BỊ LỖI LỌC GIÓ (02.04.2025)